Công suất máy phát điện là thông số quan trọng mà người mua cần tìm hiểu để lựa chọn sản phẩm phù hợp. Vậy công suất máy phát điện là gì? Mời các bạn cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
Công suất máy phát điện là gì?
Công suất máy phát điện là lượng điện năng mà thiết bị sản xuất trong 1 giờ. Nó được chia thành 2 loại:
- Công suất dự phòng (Standby Power): là công suất cực đại mà máy có thể đạt được trong điều kiện hoạt động định kỳ.
- Công suất liên tục (Prime Power): Là lượng điện mà máy có thể tạo ra liên tục trong 24/24 mà không giới hạn số lần chạy mỗi năm.
Đơn vị tính công suất máy phát điện
Để đo công suất máy phát điện, có những đơn vị thường được sử dụng bao gồm:
- kW (tương đương 1000W): đo lường công suất thực của thiết bị.
- kVA (tương đương 1000VA): đo công suất toàn phần ở điện xoay chiều.
- HP (mã lực): tính công suất thực của máy phát.
Cách quy đổi 3 đơn vị này như sau:
- 1kW = 0,8kVA
- 1kW = 1,36 HP
- 1kVA = 1,25kW
- 1kVA = 1,7HP
- 1HP = 0,746kW
- 1HP = 0,59kVA
Cách tính công suất máy phát điện
Máy phát điện 1 pha:
- Đơn vị kVA: (I x U)/1000
- Đơn vị kW: (I x U x PF)/1000
- Dòng điện sinh ra (khi đã biết thông số công suất đo bằng kVA): (kVA x 1000)/U
- Dòng điện sinh ra (khi đã biết thông số công suất đo bằng kW): (kW x 1000)/(U x PF)
Máy phát điện 3 pha:
- Đơn vị kVA: (I x U x 1,73)/1000
- Đơn vị kW: (I x U x 1,73 x PF)/1000
- Dòng điện sinh ra (khi đã biết thông số công suất đo bằng kVA): (kVA x 1000)/(1,73 x U)
- Dòng điện sinh ra (khi đã biết thông số công suất đo bằng kW): (kW x 1000)/(1,73 x U x PF)
Trong đó:
- I: Cường độ dòng điện, đơn vị Ampe (A).
- U: Hiệu điện thế (hay điện áp), đơn vị Volt (V).
- PF: Hệ số công suất, trong lĩnh vực máy phát điện hệ số thường là 0,8.
Như vậy, chúng ta đã tìm hiểu tổng quan về công suất máy phát điện, đơn vị cũng như cách tính. Với thông tin này, hy vọng bạn sẽ tìm thấy thiết bị có công suất phù hợp với nhu cầu.